Trang chủ » Tin tức » Bún Khô-Phở Khô Không Hoá Chất

Bún Khô-Phở Khô Không Hoá Chất

by admin

…NGUYÊN LIỆU GẠO…

  1. Gạo được canh tác theo hướng giảm thiểu hóa chất, cây lúa sinh trưởng 135-140 ngày.

Bón phân npk Lâm Thao

Có trừ cỏ mầm 1 lần khi gieo xạ

Ngoài ra k phun xịt gì thêm.

Tại xã Phong Bình, Gio Linh, Quảng Trị.

 

2. Loại làm từ gạo k hoá chất hiện tại số lượng ít. Nếu mình cần đặt trước em làm từng mẻ ạ.

Tết năm nay sẽ có nhiều hơn vì chuyển đổi ruộng canh tác, giống khang dân và vn10 mới thu hoạch xong

…….KỸ NGHỆ LÀM BÚN (Phần 1):

>Ngày 1:

👉4h sáng dậy ngâm gạo.

👉6h sáng thay nước cho gạo.

👉8h sáng vớt gạo ra, xả sạch, để ráo.

👉11h gạo ráo hẳn đem xay bột. Nói nghe khỏe re vậy chớ hông phải đâu. Gạo chà sơ phải để cho chảy xuống thật từ từ, để máy xay thật chậm, không là bị kẹt máy phải tháo máy ra. Công đoạn này mất tầm 1-1.5 tiếng/ 100kg gạo.

👉12h trộn bột: hòa 1 ít nước vào bột, cho vào máy quay đều đạt độ ngấm nước.

👉12h30 nấu bún: đây là công đoạn rất nhiêu khê, bởi vì không phải đổ bột vào máy cái chạy vèo ra bún. Công đoạn này cần 2 người.

👉👉1 người canh máy, canh bộ phận điều khiển để đảm bảo bún chín vừa độ, không sống, không quá chín. Nếu sống thì bún sẽ có màu trắng sữa, khi nấu lên sẽ nhão ra như nấu bột sống. Nếu chín quá các sợi bún sẽ dính chặt vào nhau, không rời ra được.

👉👉1 người ở dưới cắt bún mới nấu xong xếp vào mâm. Vừa cắt vừa coi sợi bún chạy ra có ok không để báo người kia chỉnh máy.

👉👉👉1 trong 2 người phải là đàn ông, để khi khuôn tạo sợi bị kẹt hay máy có sự cố gì có thể tháo mở các bộ phận ra thay.

Nếu suôn sẻ 100kg gạo nấu mất tầm 3 tiếng là xong.

Sau khi nấu xong, bún được đậy lại 1 đêm.

….KỸ NGHỆ LÀM BÚN (phần 2):

Ngày 2: 4h sáng 2 người dậy sớm để cho bún vào nước, ngâm 1 lúc, vớt ra, dùng tay vò mạnh để bún tơi ra thành từng sợI, không dính vào nhau, sau đó khéo léo vắt lên sào tre để phơi.

Nhờ công đoạn ủ bún 1 đêm mà sợi bún dai, không bị bở và không cần thêm bột gì khác để tạo dai cả. Đổi lại mỗi ngày vò bún chai cả tay.

Tưởng tượng mỗi người vò xả 50kg bún để thấy công việc này mệt thế nào. Tầm 7h-8h phải xong để kịp phơi nắng.

Nếu được nắng thì phơi tới tầm 2h chiều là bún khô. Hôm nào trời dở chứng lúc mưa lúc nắng thì khổ khỏi nói. Chạy ra chạy vô hết che lại gom, hết gom lại dở ra mệt ná thở.

Ngay sau khi bún khô tầm 2h chiều thì đóng gói ngay vào bao tải để bún không bị ẩm.

Hôm nào nắng đẹp gió nhẹ bún khô hoàn toàn thì việc kiểm hàng và đóng gói nhẹ nhàng. Hôm nào nắng nhẹ cái là mệt phờ.

Ngoài việc kiểm tra không có tạp chất vật thể lạ rớt vào, kiểm coi có cọng bún nào bị sống không thì phải coi bún đã khô hẳn chưa, từng nắm một bằng cách: nhìn màu sắc, bẻ thử và quan trọng nhất là ngửi mùi. Nhiều khi bẻ trúng cọng khô nhưng ngửi thấy mùi bún không thơm nắng mà có mùi ẩm ẩm là chắc chắn trong nắm bún vừa cầm lên có một ít chưa khô.

Nói chung có làm cùng người sản xuất mới thấy và cảm nhận được sự vất vả cực nhọc của nghề. Thế mà người sản xuất ấy lại còn chưa tính chuẩn giá bán, tính ra trừ khấu hao máy móc và tiền điện thì chỉ lấy công làm lời.

….. QUY TRÌNH SX TỔNG THỂ..

👉Gạo VN10=> xát vỏ trấu => chà sơ 1 lần cám=> ngâm gạo=> xả sạch, để ráo nước=> xay=> trộn bột=> nấu bún bằng máy=> ủ bún=> xả bún => phơi khô=> đóng gói.

….HDSD…

Ngâm bún vào nước tầm 2p

Nước sôi cho bún vào, đợi sôi lại tầm 1p

Tắt bếp đậy nắp ủ tầm 1p

Vớt ra xả nhớt, để ráo, dùng như bún tươi.

Bún tăm thì k ngâm, phở sợi to hơn nấu lâu hơn 1 chút.

You may also like

Leave a Comment