Trang chủ » Kết nối nhà vườn » VƯỜN BƯỞI DA XANH HỮU CƠ PHƯỚC BÌNH

VƯỜN BƯỞI DA XANH HỮU CƠ PHƯỚC BÌNH

by admin

QUY TRÌNH CANH TÁC VÀ NGUỒN ĐẦU VÀO
I.ĐẤT TRỒNG:
Đất trồng được sử dụng là nguồn đất khai phá trước năm 1985 trong Vườn Quốc Gia Phước
Bình, với lượng đa dạng sinh học cao cũng như độ ổn định về nguồn nước tưới từ nước suối
trong mát quanh năm, điều kiện thiên nhiên ưu đãi về màu mở từ chân đất rừng và bồi đắp từ
các nguồn từ rừng bồi đắp từ những trận mưa trên cao đổ về, khí hậu ôn hòa do tiếp giáp với
Huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.
Tất Cả các yếu tố về thổ nhưởng, khí hậu, nguồn nước góp phần tạo nên hương vị đặc thù cho
loại bưởi da xanh.


II. PHÂN BÓN
1. Sử dụng phân chuồng (bò,dê,gà…) ủ hoai mục mổi gốc định kỳ từ 50-100kg/năm.
2.Bổ sung các loại khoáng đa trung vi lượng bằng các nguồn Đạm Cá, Đạm Đậu, Bột Xương,
Lân Nung Chảy Văn Điển, Kali từ Chuối và bột ủ từ cây Dền gai, Tro bếp, vôi…
3.Sử dụng các loại phân hữu cơ đã ủ hoai ủ trích dịch cung cấp định kỳ khi cây nuôi trái và
cần huy động dinh dưởng cao. Phân được tưới qua hệ thống béc tưới tự động vận hành bằng
chênh lệch độ cao.
4. Sử dụng các loại thảo dược và cây cỏ bản địa tưới tăng cường enzyme và năng lượng cho
cây vào những thời điểm quan trọng giúp cây vượt qua những thời kỳ nhạy cảm và áp lực sâu
bệnh cũng như thời tiết cực đoan.


III. PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI
1. Sâu Hại: Sử dụng các loại vi sinh được phân lập và nhân nuôi sinh khối lên mật số cao để
phun phòng trừ sâu, côn trùng gây hại.
* Metarhizium sp (nấm xanh) dùng quản lý các loài bọ cánh cứng, rầy chổng cánh, bọ xít
xanh, bọ xít muổi….
*Beauveria Basiana (Nấm Trắng) phòng trị các loài sâu ăn lá, sâu đục quả, sâu ăn tạp…
*Peacilomyces (Nấm Tím) quản lý tuyến trùng, các loài côn trùng gây hại trong đất
* Baccilus Thuringiensis (BT) chuyên diệt các loài sâu và côn trùng miệng nhai và chít hút.
2. Bệnh Hại: Sử dụng các loài nấm có cơ chế tấn công, ăn các loài nấm gây hại cho cây trồng.
*Ketomium spp: Nhân mật số và tấn công trực tiếp các loài nấm gây hại cho cây bưởi, có tác
dụng hiệu quả trên lá và trong đất khá cao.
* Cheatomium cupreum: tác dụng nội hấp phòng trừ các loài bệnh hại trong các mô của cây
trồng.
*Tricoderma spp: chiếm môi trường, cạnh tranh thức ăn, tấn công các loài nấm bệnh hại
trong đất.
IV.CẢI TẠO ĐẤT
1. Tăng cường các thành phần hữu cơ cho đất bằng cách bổ sung lượng lớn các loại phân
chuồng và xác bả động thực vật.
2. Sử dụng các loại vi sinh bản địa được nhân nuôi không chọn lọc nhằm đa dạng chủng loại
trong đất tăng chỉ số sinh vật sống để cân bằng hệ sinh thái, quản lý các loài dịch hại trong
đất để cây sinh trưởng tốt mà không cần can thiệp quá nhiều vào môi trường.
3. Bổ sung các loại dun dịch tưới bằng cách ngâm ủ các loài cây cỏ thảo dược tại vùng trồng
góp phần tăng chỉ số các enzyme sinh học cũng như thúc đẩy vi sinh bản địa tự nhân lên mật
số cao trong đất canh tác.V. QUẢN LÝ CỎ DẠI
1. Phát dọn cỏ dại định kỳ bằng máy cắt cỏ thủ công nhằm tạo thêm nguồn vật chất hữu cơ
cho đất. Trung bình 1 năm khoảng 5-6 lần cắt cỏ định kỳ.
2. Trồng các loại cây nhỏ họ đậu để cố định dinh dưởng cung cấp thêm cho cây trồng.
3. Sử dụng các loại cây có sinh khối lớn như chuối, cây họ đậu thân gổ trồng xung quanh bờ
chắn gió cũng như cắt tỉa tạo sinh khối định kỳ cho vườn cây.


VI. THU HOẠCH
1. Rải vụ quanh năm, cho cây ra hoa tự nhiên theo từng cơi đọt góp phần giảm áp lực tiêu thụ
cũng như thể lực cây không tiêu hao quá lớn như cho ra hoa tập trung.
2. Thu hái 2 lần mổi tháng với số lượng vừa phải để giảm áp lực tiêu thụ và có sản phẩm đều
đặn quanh năm.
3. Thu gom, phân loại và đóng gói theo từng đơn đặt hàng đặc thù

You may also like

Leave a Comment